Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý - Chương 58 : Chiêm Thành lại Bắc tiến.
Trong thư phòng, Long Cán vẫn tiếp tục tập trung vào sự nghiệp vĩ đại đó là viết sách. Hắn cố gắng nhân lúc trí nhớ vẫn chưa mơ hồ thì viết lại tất cả những gì mình nhớ ở kiếp trước, từ các tác phẩm văn thơ, tới các sáng chế phát minh có ích.
Cả gian phòng yên ắng, có lẽ thứ động đậy duy nhất lúc này chỉ có cây bút đang nhoay nhoáy từng con chữ.
Dừng một chút để giải lao, xoay xoay cổ tay cho đỡ mỏi, bỗng có tiếng thái giám thưa là có người mang tin tức khẩn cấp từ phía Nam muốn vào yết kiến, Long Cán lúc này vô cùng nhạy cảm với các tin tức từ phía Nam nên ngay lập tức truyền cho người đưa tin đi vào.
“Bẩm hoàng thượng, quân ta ở gần biên giới Chiêm Thành báo tin,quân Chiêm có động tĩnh, một đạo quân khoảng 15 nghìn người do Chế Liêng một tướng của vua Chiêm cầm đầu đang tiến gần tới biên giới tỉnh Quảng Trị.” Người báo tin cung kính nói.
Long Cán nghe song báo cáo nhăn mặt vô cùng tức giận, lúc này Đại Việt đang rất cần một thời gian yên ổn để phát triển, bất cứ một cuộc giao tranh nào đều gây ảnh hưởng xấu tới tình hình toàn cục, huống chi ngân khố Đại Việt bây giờ vốn cũng chả nhiều nhặn gì, tất cả đều đổ vào những công trình, dự án mới của Long Cán, mà chiến tranh chính là thứ ngốn tiền ngốn người nhất đấy.
Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, lịch sử lại rất khó đi theo đúng như mong muốn của con người, dù đó có là một vị vua đầy quyền lực.
Long Cán thật không hiểu Chế Chỉ nghĩ gì trong đầu mà lại tấn công Đại Việt trong khi vẫn đang lao đầu vào cuộc chiến với Chân Lạp hùng mạnh.
Long Cán nghĩ nếu là hắn sẽ không làm cái việc điên rồ này, bởi lẽ Đại Việt lúc này tuy đã suy yếu nhưng vẫn là một nước lớn so với Chiên Thành, việc gây chiến ở cả hai mặt Bắc và Tây của Chiêm Thành lúc này là rất không khôn ngoan, điều này khiến Chân Lạp phải phân tâm ở cả hai mặt trận và rất khó tiêu hoá Chân Lạp vừa mới chiếm đóng.
Thực tế trong lịch sử cũng đúng vào năm 1177 này Chiêm Thành cũng cho quân đến cướp Nghệ An, mọi việc diễn ra dường như vẫn theo quỹ đạo của nó, mặc dù nếu đúng như nguyên bản thì Chiêm Thành phải tấn công Nghệ An vào mùa xuân, tháng 3 nhưng có lẽ do một số sự sáo trộn mà mãi tới cuối năm 1177 quân Chiêm mới đánh cướp Đại Việt sau khi đã chiến thắng Chân Lạp.
Nếu Chiêm Thành tấn công thì chắc chắn 1000 quân lúc trước lưu lại là không đủ để đối phó với 1,5 vạn quân Chiêm, mặc dù có thêm đám Chân Lạp tham gia thì lực lượng phòng thủ vân quá yếu, chính vì vậy Long Cán buộc phải điều quân đoàn 4 đang đóng quân ở phía Nam bằng thời gian nhanh nhất tới tiếp ứng cho các tỉnh giáp biên.
Quân lệnh cấp tốc phi mã gửi đi, ngay chiều hôm đó các quan lại lập tức được thông báo vào thượng triều gấp bất thường.
Các quan lại nhận được thông báo cũng biết, chỉ khi có việc lớn thì mới sảy ra những buổi triệu kiến bất thường như thế nên cũng không dám chậm chễ.
Buổi thượng triều được thông báo là 2 giờ chiều mà dường như tất cả quan lại đã tụ tập đông đủ tại chính điện từ lúc 1h.
Đám quan lại tụ họp tại chính điện tụm 5 tụm 3 thành từng nhóm nhỏ bàn tán với nhau, tất nhiên câu chuyện được nhắc nhiều nhất chính là lý do tại sao nhà vua lại cho thượng triều bất thường và gấp như vậy, có lẽ phải là đại sự quốc gia.
“Không biết có việc chi mà bệ hạ lại triệu tập chúng ta gấp như vậy, ông có biết không?” Một vị quan quay sang đồng liêu mình bên cạnh hỏi.
“Việc này tôi cũng không rõ, mọi việc quá bất ngờ hay là chúng ta hỏi Tô đại nhân xem, biết đâu ông ấy biết chút gì đó.”
Các quan lại dường như cũng đều có chung suy nghĩ, các vị thượng thư trụ cột triều đình chính là đối tượng được hỏi thăm nhiều nhất. Cũng không thể trách họ tò mò nhiều chuyện được, trước một sự việc bất thường thế này việc biết trước tin tức là vô cùng quan trọng, đôi khi nó ảnh hưởng tới mạng sống của chính họ, biết trước để chuẩn bị ứng phó trong mọi tình huống nếu có bất lợi cũng không để hậu quả xấu nhất tới với mình, đấy chính là kỹ năng cơ bản của trốn quan trường.
Tuy nhiên lần này đã làm bọn họ thất vọng, không chỉ họ mà đến các quan thượng thư đứng đầu triều đình cũng mù tịt nội dung chính của buổi thiết triều đột xuất, chính họ cũng đang đoán già đoán non trong đầu không biết vị vua trẻ này gọi họ gấp vậy là có chuyện gì đấy.
Không để các đại thần phải chết quá nhiều tế bào não trong việc dự đoán ý định của nhà vua, Long Cán dưới sự tiền hô hậu ủng của đám thái giám đã chiễm trệ trên ngai vàng nhận sự triều bái của bách quan.
Vấn đề nhanh tróng được sáng tỏ, Long Cán cũng không muốn dài dòng lằng ngằng làm gì cho mệt. Vấn đề đặt ra theo một cách đơn giản đó là, hiện tại nước ta đang trong thời kỳ suy yếu, nội loạn chưa dẹp xong mà phía Nam quân Chiêm đã như hổ đói dình mồi. Chiến tranh là không nên và cũng đã không thể tránh khỏi, các quan có cách gì vẹn cả đôi đường, vừa chiến thắng quân Chiêm vừa hạn chế tối đa tổn thất cả người và tiền của Đại Việt ta không.
Nhiều ý kiến được các quan đưa ra đại loại như: tiêu diệt hoàn toàn cách quân Chiêm đó rồi đánh thẳng vào kinh đô Đồ Bàn hoặc là cử sứ giả đàm phán …
Những ý kiến đó Long Cán đều thấy không khả thi và gạt luôn không cần cân nhắc. Cái gì mà đánh thẳng vào Kinh đô Đồ Bàn, lúc trước Long Cán cũng từng có ảo tưởng rằng điều này tuy khó thực hiện nhưng nếu dốc toàn sức Đại Việt vẫn có thể chiến thắng Chiêm Thành với tổn thất nhỏ nhất. Tuy nhiên sau khi nhận được tin tức Chiêm Thành chiến thắng dễ dàng quân Chân Lạp trong thời gian ngắn đã hoàn toàn làm thay đổi cách nhìn của Long Cán về đất nước này.
Thử hỏi một đất nước yếu nhược với quân đội kém cỏi có thể làm nên chiến thắng lẫy lừng như thế không? Nên nhớ lúc này Chân Lạp đang vào thời kỳ đế quốc khmer huy hoàng nhất, lãnh thổ Chân Lạp lúc này rộng hơn Đại Việt gấp mấy lần, dân số cũng đông hơn, vậy mà chỉ một trận chiến của Chiêm Thành đã hoàn toàn dẫm kẻ khổng lồ đó dưới chân mà chà đạp, tuy yếu tố bất ngờ đã làm nên chiến thắng nhưng không có một quân đội mạnh thì dù có nhiều điều kiện thuận lợi hơn thế cũng khó mà thắng lợi to lớn như vậy.
Theo nhận định khách quan của Long Cán lúc này là Chiêm Thành rất mạnh, Đại Việt mà lớ ngớ tưởng bở nhảy vào lãnh thổ nước họ để quần nhau với họ thì chỉ có răng rơi đầy đất, chẳng có quả ngon mà ăn đâu. Đặc biệt Long Cán tin chắc Chế Chỉ cũng đề phòng Đại Việt mà chuẩn bị rất nhiều kế hoạch đối phó một khi quân Đại Việt dám vượt biên tấn công.
Đánh vào Chiêm Thành thì không nên, nhưng cũng không thể bị động mà ăn đòn, đấy không phải là phong cách của Long Cán.
Nếu quân Chiêm Thành đã dám mò mặt vuốt râu hùm thì Long Cán cũng không ngại cho chúng một bài học nhớ đời, chiến đấu trên lãnh thổ nước mình thì quân Đại Việt chiếm hoàn toàn các lợi thế, tuy nhiên điều Long Cán muốn không chỉ là chiến thắng, mà còn phải là chiến thắng vang rội, chịu ít tổn thất nhất cả người và của có thể, điều này mới chính là việc khó.
Việc cử sứ giả đi đàm phán cũng bị Long Cán cùng các vị đại thần gạt bỏ, lý do là thì cảm thấy điều này không thực tế, họ đã cất công chuẩn bị chu đáo rồi còn kéo một đạo quân đông đảo sang đây chắc chắc sẽ không rút về nếu không đạt được mục đích rõ ràng, mà lúc này Đại Việt trong tình trạng thiếu thốn không thể đáp ứng được, và cũng không thể đáp ứng nên nhớ nếu đáp ứng điều kiện của Chiêm Thành thì một là mất mát quá nhiều hai là vị thế Đại Việt trong mắt các nước khác sẽ xuống dốc trầm trọng, điều này chỉ làm tăng thêm phiền phức cho nước ta khi sức dăn đe đã không đủ sẽ có thêm nhiều kẻ khác muốn đè đầu cỡi cổ hơn.
Chỉ còn cách đánh, đánh cho Chiên Thành sợ, đánh cho các nước láng giềng xung quanh đang nhòm ngó Đại Việt thấy chúng tôi vẫn rất mạnh, bất cứ kẻ nào dám bước chân vào Đại Việt đều sẽ thất bại thảm hại nhất. Tất nhiên vài năm nữa khi Đại Việt mạnh lên thì kẻ đóng vai trò ức hiếp người khác chỉ có thể là Đại Việt, nhưng bây giờ vẫn chưa được. Đại Việt vẫn đang trong quá trình dưỡng thương lột xác, con hổ Đại Việt đành ẩn nhẫn mặc bầy lang sói gào thét bên ngoài, chúng ta cần thời gian mài móng vuốt, lúc này là lúc Đại Việt cần tỏ ra là một con hổ giấy một cách kín đáo và khôn khéo.
Kế hoạch chiến tranh dưới sự bàn bạc thêm góp ý kiến xây dựng của các quan lại nhanh chóng được hình thành, Long Cán không phải là thần tiên, có nhiều việc Long Cán vẫn không thể một mình hoàn tất một cách hoàn hảo được, hắn chỉ đưa ra phương hướng chính, chiến lược bao quát giống như khung xương vậy, còn da thịt thì cần các quan lại và bộ máy triều đình tham gia bồi đắp, nếu một mình hắn có thể làm hết từ A – Z thì cần gì cái triều đình với các quan lại này nữa, tốt nhất cho giải tán về quê hết cho đỡ tốn tiền bổng lộc hàng năm.
Phương thức tác chiến vẫn không thay đổi quá nhiều so với lần trước, theo ý của các võ tướng thì nên dẫn dụ địch vào trong lãnh thổ rồi tiến hành cô lập cánh quân chủ lực với quân hậu cần, mặt khác tổ chức đánh phá đoàn tiếp lương của địch.
Với mục đích là gây khó khăn cho địch, khiến chúng thiếu thốn về lương thực từ đó hủy hoại ý chí của địch từ bên trong, muốn kế hoạch thành công không những cắt đường tiếp viện từ hậu phương của chúng mà cần đoạn tuyệt khả năng tiếp viện tại chỗ của địch, tức là không cho quân Chiêm cướp phá được lương thực từ nhân dân xung quanh để bổ xung.
Tiếp theo là các chủ ý của quan văn, bọn này thích chơi trò lợi dụng người khác mà đối tượng của họ lại chính là đám quân Chân Lạp vừa mới tới thuần phục Đại Việt. Đầu tiên Long Cán cũng không đồng ý với ý kiến này, họ vừa mới thuần phục không lâu chúng ta đã lợi dụng ngay ép họ ra chiến trường, đánh nhau sống chết với kẻ khác để bảo vệ một quốc gia không phải dân tộc họ thì lính Chân Lạp sẽ nghĩ thế nào? Họ không phải kẻ ngu, chắc chắn họ sẽ biết mình đang bị lợi dụng, mà con người thì của ai thích bị kẻ khác lợi dụng nhất là cái bị lợi dụng lại chính là sinh mệnh của mình.
Có thể quân Chân Lạp vì tình thế ép buộc sẽ không còn cách nào khác mà phải chấp nhận ra chết thay cho người Việt, nhưng những mầm mống bất mãn Sẽ ngày một nảy sinh, biết đâu tới một lúc nào đó chính họ lại chở giáo, đánh lại quân ta thì thật là nguy hiểm.
Tuy nhiên theo ý kiến của Tô Hiến Thành thì cách này rất khả thi.
Đầu tiên là Chân Lạp vẫn đang bị Chiêm Thành đô hộ, bọn họ vốn đã không ưa gì nhau nên dù có bị lợi dụng thì họ cũng không oán trách gì chúng ta quá nhiều.
Tiếp theo là chúng ta có thể hứa nếu đánh bại được quân Chiêm Thành thì Đại Việt có thể giúp Chân Lạp đối phó với quân Chiêm đang xâm lược đất nước họ.
Và cuối cùng là theo như tình báo thì đạo quân Chiêm Thành này cũng có lính Chân Lạp bị ép phải đi đánh nhau với quân Đại Việt, nếu gặp đồng tộc đang chiến đấu cho Đại Việt thì có thể họ sẽ quay giáo lại quân Chiêm mà giúp chúng ta.
Long Cán cũng thấy rất có lý nên đã gật đầu đồng ý ngay.