Duyên Chưa Dứt Tình Khó Tuyệt - Chương 9
Chương 9: Quá Khứ Như Làn Khói, Ký Ức Ùa Về (Phần 2)
Mấy người này đều ăn rất tốt, cả đĩa cá to vậy không còn miếng nào.
“Điền Táo nếu cậu lấy chồng thì đừng lấy chồng xa quá, nếu không, muốn ăn cơm cậu nấu cũng không tiện lắm.” Mã Kiện ợ một cái, xoa bụng rồi nói.
“Chỉ biết ăn, mau thu dọn bát đũa rửa đi, cậu là người ăn nhiều nhất đó.”
“Chị Điền để em rửa bát cho, nấu cơm em không giỏi, nhưng bát em biết rửa, mọi người đi pha trà uống đi cho tiêu bớt cơm.” Kiều Nhất nói xong liền thu dọn.
“Mã Kiện, lần trước tôi đem táo gai khô đến còn không? Cậu đi lấy ra đây đề pha trà.” Điền Táo lau bàn nói.
Tú La đứng dậy đi tìm táo gai khô, Điền Táo lắc đầu bất lực, Tú La “trúng độc” quá nặng rồi, đối Mã Kiện tốt đến mức còn thiếu mỗi việc đút cơm cho Mã Kiện ăn.
“Trong thời gian này có thể anh bận, trong cục nhận được mấy vụ báo án. Sau khi cục nghiên cứu phát hiện thấy kết quả của mấy vụ ấn này khá giống nhau. Nghi phạm sau khi lấy được tiền hoặc nắm được điểm yếu của nạn nhân để tống tiền sau đó nhanh chóng biến mất. Theo mô tả của nạn nhân trong mấy vụ án này thì nghi phạm là những kẻ khác nhau. Nghi phạm đều trẻ đẹp đóng giả là những người không thiếu tiền. Người bị hại đa phần là ông chủ, nhân viên cao cấp trong công ty. Còn có nhiều người bị hại khác vì tránh lộ diện, thân phận, địa chỉ nên không báo án.”
“Nếu như còn có kiểu lừa này, mấy kẻ lừa đảo dùng tình cảm để lừa gạt, lại còn chuyên đi lừa mấy người có thân phận, xem ra bọn chúng là băng nhóm tội phạm có tổ chức, muốn bắt được bọn chúng e rằng rất khó, Phong Thành lớn như vậy đi đâu tìm, hơn nữa chúng lừa xong liền đổi người.” Điền Táo vừa uống trà vừa phân tích.
“Không ngờ não cậu lại có lúc thông minh vậy, tổ trinh sát của cục cũng phân tích như vậy.”
“Theo em nghĩ những người bị hại này đều không có tự trọng, đáng đời, bản thân đường đường chính chính ngay thẳng liệu có bị lừa không? Họ chắc chắn đều là những người có gia đình rồi, nên có bị lừa cũng không dám làm ầm lên, bọn lừa đảo chính là nhìn ra được điểm này.”Tú La cũng phân tích.
“Đúng là như vậy, có người thì sợ vợ sẽ ly hôn, có người thì sợ ảnh hưởng đến hình tượng thanh cao trong công ty, nên đều giữ im lặng, có người còn vay lãi cao bị bọn cho vay nặng lại ép suýt nữa thì nhảy lầu, hồi trước có một ông cũng vì chuyện này mà suýt nhảy lầu trong bệnh viện trung tâm.” Kiều Nhất vừa lau tay vừa nói.
…..
“Anh Mã, hồi còn học ở trường quân đội anh luyện tập thân thủ tốt như vậy chắc không phải là vì bị chị Điền đánh cho một trận mà kích động đó chứ?”
“Khi uống trà không nên trả lời những chuyện mà mình không muốn nhắc đến.”
“Chẳng lẽ bị em nói trúng rồi?” Kiều Nhất cười lớn tiếng.
“Đúng là có chút liên quan đến chuyện này, bố tôi thường nhắc lại sự việc ngày hôm đó để đả kích tôi.” Mã Kiện lắc đầu nói.
“Thì ra Điền Táo đánh anh khiến anh trở nên ưu tú hơn.” Tú La cũng cười lớn nói.
“Chị Điền, trước đây chị có luyện võ không? Còn cả bóng rổ nữa, chị bắt đầu luyện tập từ khi nào vậy?”
“Nói đến những việc này, giống như là những trò của đứa trẻ không có mẹ quản vậy.”
“Tú La, trước đây em có nghe Điền Táo kể không?” Mã Kiện hỏi.。
“Trước đây cũng nghe cô ấy nói qua chút nhưng em không còn nhớ gì nữa, chỉ nhớ là hồi nhỏ cô ấy rất nghịch ngợm, bướng bỉnh.”
“Điền Táo có muốn kể không?”
“Sao lại là tôi kể, mọi người sao không kể chuyện hồi nhỏ của mọi người?”
“Hồi nhỏ của chúng tôi có gì để kể đâu, đều bị cấm hãm, làm gì được thú vị như cậu.” Mã Kiện nói.
“Vậy để tôi kể.”
Quê tôi nằm ở một thị trấn nhỏ cổ kính ở phía Bắc, xưa là một làng cổ, khi tôi còn nhỏ, cổng và tường được rào rất hoàn chỉnh, tường rào được đắp bằng đất, trên đó trồng nhiều cây cối.
Trong thị trấn có một con phố cổ, trên đường có rất nhiều cửa hàng tập trung nhiều ngành nghề, ngoài phố là nhà dân, thật ra mọi người ở đó đa phần sống bằng nghề nông. Nhà tôi ở sát vách tường rào, là ngôi nhà sân cổ, tôi nghe ông Năm nói đó là nhà tổ tiên, có hàng trăm năm lịch sử, cách con phố cổ cũng không xa lắm.
Bố tôi là thầy thuốc Đông y có tiếng trong thị trấn. Vì nhiều thế hệ trong gia đình tôi đều làm nghề y nên bố tôi ở nhà xem bệnh cho mọi người. Mẹ tôi là bác sỹ phụ sản, nhà nhà trong vùng sinh con đều gọi mẹ tôi đến đỡ đẻ, bởi vậy mà mẹ thường xuyên không ở nhà.
Bố mẹ tôi rất bận nên không ai quản tôi, nếu không phải đi học thì tôi cũng không thường xuyên ở nhà mà sẽ ra ngoài chơi.
Chú Thượng Quan hàng xóm là một quân nhân giải ngũ, chú làm việc tại đồn công an của thị trấn. Chú treo một bao cát trên cây táo trong sân và luyện tập hàng ngày. Chú Thượng Quan thân thủ rất điêu luyện và từng hạ gục nhiều tên tội phạm bằng tay không. Tôi rất ngưỡng mộ nên đã nhờ chú ấy dạy võ. Chú luôn miệng nói: “Con gái học võ gì chứ, mau về theo bố mẹ học y thuật đi”.
Có một hôm tôi lại đến nhờ chú ấy, tôi năn nỉ mãi chú rồi chú nói: “Tiểu nha đầu, nếu bắt đầu từ ngày mai cháu có thể kiên trì hàng ngày 6h sáng đến nhà chú nhảy lên nhảy xuống ở bậc thềm sau tường rào khoảng một tiếng trong vòng một tháng thì chú sẽ dạy võ cho cháu.”
Khi đó tôi rất vui mừng.
Đó là trời cuối thu, sáng sớm thực sự rất lạnh, tôi chỉnh đồng hồ báo thức và bắt đầu nhảy bậc thềm vào lúc 6 giờ, tôi nhảy lên nhảy xuống, không cảm thấy lạnh nữa nhưng chân thì rất đau, tôi nhảy chậm dần. Tôi nghiến răng kiên trì một tiếng đồng hồ, ngày hôm sau thức dậy đi lại với đôi chân đau nhức. Tôi vẫn từ từ kiên trì, đến giờ vẫn không thể quên được cảm giác đau khi đó. Anh trai tôi nói tôi là đồ ngốc, và những người bạn khác cũng cười nhạo tôi. Lúc đầu họ chạy đến xem tôi nhảy bậc nhưng thời tiết ngày một lạnh hơn nên họ không đến xem nữa.
Bố tôi cũng nói tôi sẽ kiên trì không được mấy ngày, không kiên trì được thì đừng tự làm khổ mình nữa, nhưng họ đều không ngờ được rằng tôi đã kiên trì được.
Ngày cuối cùng trời đổ mưa, tôi mặc áo mưa nhảy bậc thềm trong cơn mưa để hoàn thành nốt ngày cuối cùng, và rồi bị sốt cao.
Chú Thượng Quan nói vốn dĩ để tôi thấy khó mà lui, chú nghĩ tôi không thể kiên trì được, nhưng không ngờ tôi lại làm được, chú bị sốc trước sự kiên trì của một đứa trẻ tám tuổi. Chú nói với bố tôi: “Nha đầu này nếu ở thời cổ đại không trở thành Mục Quế Anh thì cũng là Hoa Mộc Lan, lớn lên ông nên cho nó theo học trường quân đội.”
Cứ như thế, mỗi khi rảnh tôi lại chạy đến nhà chú Thượng Quan, chú dạy tôi vật lộn, boxing, cách phòng thân… Tôi thật sự đã học được rất nhiều, chưa đến nửa năm, những đưa trẻ bằng tuổi đều không phải đối thủ của tôi. Ngay cả chú Thượng Quan cũng khen tôi có thiên phú. Trước khi rời quê tôi vẫn luyện tập thường xuyên. Buổi tối rời đi đó, chú Thượng Quan không nỡ, dặn đi dặn lại tôi phải thường xuyên luyện tập nếu không tay chân sẽ không được linh hoạt nữa.
“Chị Điền, chị đúng là lợi hại, từ nhỏ đã chịu được gian khổ như vậy, thế bóng rổ cũng là có cao nhân dạy chị sao?”
“Làm gì có cao nhân nào, chỉ là bác Trương- bố của anh Thiên Hựu thấy trường học không cần cột bóng rổ nữa nên đem về giúp chúng tôi sửa lại rồi để ở cánh đồng lúa mì cho đám trẻ con chúng tôi chơi.”
Tôi, anh Thiên Hựu, mấy người chúng tôi thường thi xem ai ném bóng vào rổ nhiều nhất, lần nào cũng là tôi thắng, bởi vì tôi nhảy lên cao nhất, sau đó bọn họ phát hiện ra tôi nhảy cao như vậy là do hàng ngày tôi nhảy bậc thềm, từ đó về sau ngày nào họ cũng cùng tôi nhảy bậc thềm. Nơi vách tường đắp đất đó đã lưu lại rất nhiều ký ức đẹp của tuổi thơ chúng tôi. Bây giờ vách tường đất không còn nữa mà thay vào đó là bức tường gạch. Nhưng mỗi lần xuất hiện trong giấc mơ của tôi vẫn là bức tường đất đó.
Hồi nhỏ tôi rất nghịch ngợm, trèo cây đào tổ chim, tôi là người trèo cao nhất, nghịch tổ ong bị đốt sưng hết mắt, rồi còn đi xuống sông bắt cá. Tuổi thơ thật vô tư, ngây thơ và vui vẻ.
Chỉ cần là việc tôi thấy hứng thú tôi nhất định sẽ học. Bố tôi nói sự thông minh của tôi chỉ dùng vào việc mà tôi thích.
Hễ bố dạy tôi Đông y là tôi ngáp ngủ, anh trai có thể giúp bố bốc thuốc còn tôi không nhớ được tên loại thuốc nào cả. Sau cùng, bố tôi không còn ép tôi nữa.
Sau đó, khi tôi nhìn thấy bà Năm hàng xóm cắt một mảnh vải và sử dụng máy khâu, miếng vải đó đã biến thành một chiếc váy xinh đẹp, tôi lại tò mò. Khi tôi rảnh, tôi đến nhà bà Năm để xem bà may quần áo. Bà rất thích tôi, chỉ cần hôm nào nhà bà cải thiện món ăn, bà nhất định sẽ gọi tôi đến. Trong lòng tôi, bà Năm chính là bà nội của tôi.
Có một lần tôi đang chơi ở nhà bà Năm, bà có việc đi ra ngoài, anh Thiên Hựu mang theo một tấm vải để may quần, tôi giúp anh Thiên Hựu đo kích thước, sau đó mạnh dạn cắt tấm vải, vừa cắt xong thì bà Năm về. Bà Năm ngạc nhiên rồi kiểm tra và thấy rằng tôi đã cắt rất tốt, không có chỗ nào bị sai. Dưới sự hướng dẫn của bà, tôi thậm chí đã hoàn thành chiếc quần bằng máy khâu. Năm đó tôi mới có 9 tuổi. Bà nói rằng tôi sinh ra để làm thợ may. Từ ngày hôm đó cứ rảnh rỗi là tôi đến nhà giúp bà.
Sau đó tôi còn theo ông Năm nấu ăn. Ông nói mũi và lưỡi của tôi nhanh nhạy hơn người thường, tiếc rằng tôi là con gái.
Ông Năm thường đi giúp mọi người làm tiệc, nghe nói tổ tiên của ông từng là một đầu bếp trong hoàng cung. Ông bà Năm chỉ có một cô con gái, ông Năm đã truyền tất cả các kỹ năng nấu ăn của mình cho người đồ đệ của mình chính là con rể của ông bây giờ.
“Chị Điền, tuổi thơ của chị thật là phong phú và nhiều màu sắc, quê hương của chị cũng thật đẹp. Khi nào có thời gian em nhất định sẽ đến thăm, nghe chị kể em dường như có cảm giác đắm chìm vào trong đó rồi.”
“Quê chị thật sự đẹp, bốn mùa rõ ràng, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng. Tú La từng đến rồi và cô ấy không nỡ rời đi.” Nói về quê hương, đôi mắt Điền Táo sáng ngời.
“Quê hương của Điền Táo thực sự rất đẹp, đẹp như bức tranh phong cảnh. Tôi cũng đã gặp ông bà Năm, họ là những người già dễ mến. Hiện tại họ sống ở nhà của Điền Táo để giúp trông nhà. Điều tôi nhớ nhất là hai cây hoa hồng trong nhà Điền Táo, hoa nở rất đẹp, hương thơm bay khắp sân vườn.” Tú La lúc này cũng say sưa kể.
“Điền Táo, quốc tế lao động năm sau chúng ta cùng đi về quê cậu đi, tôi sẽ kêu cả anh nhiếp ảnh gia của đơn vị đi cùng nữa, nói không chừng lại xuất bản được một bộ ảnh vùng quê nông thôn đấy.”
“Đương nhiên là được rồi, bao nhiêu người đi cũng được, dù sao nhà tôi cũng rộng, tôi chỉ cần nói trước với anh Thiên Hựu để anh ấy dọn phòng giúp. Nhắc đến họ, lâu lắm rồi tôi không gọi điện cho bà Năm với chú Thượng Quan rồi, để tôi đi gọi điện cho họ.”
Điền Táo cầm điện thoại ra ban công gọi điện.
“Nói gió chính là mưa, muốn làm gì thì làm, tính cách này của Điền Táo thật không ai giống được, mọi người không nhắc tới cũng không biết tuổi thơ của cô ấy thật đáng ngưỡng mộ, thật hạnh phúc như vậy.” Mã Kiện nói.
“Em nhớ có một nhà tâm lý học từng nói: Những người hạnh phúc dùng tuổi thơ để chữa lành cuộc đời, còn những người bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ. Tuổi thơ thực sự có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của một người. Mọi người nhìn Điền Táo là biết.” Tú La sâu sắc nói.