Cửu thiên chân long truyện - Q.1 - Chương 12: Chương 12
Gia tộc Tôn Trung Sơn: Trăm năm bể dâu- Kỳ 3: Gắn bó cả cuộc đời với Tống Khánh Linh
Báo tin tức –
Sau khi thất bại trong “cuộc cách mạng thứ hai” chống lại tên phản bội Viên Thế Khải, Tôn Trung Sơn và nhiều đồng chí của mình đã phải sống lưu vong tại Nhật Bản. Người bạn thân thiết của Tôn Trung Sơn là Tống Diệu Như, một thương gia giàu có nhưng rất có cảm tình với đảng cách mạng, đã hỗ trợ ông rất nhiều trong thời gian hoạt động tại Nhật Bản. Lúc đó người con gái lớn của Tống Diệu Như là Tống Ái Linh làm thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn, người con gái thứ hai là Tống Khánh Linh vẫn đang lưu học tại Mỹ.
Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh trong ngày cưới.
Theo chuyên gia nghiên cứu Phạm Phương Trấn, Tôn Trung Sơn và Tống Diệu Như là những người bạn cơ đốc giáo, có mối quan hệ rất tốt đẹp. Khi còn nhỏ Tống Khánh Linh nhiều lần gặp mặt Tôn Trung Sơn và rất sùng bái Tôn Trung Sơn. Cô mang hy vọng cháy bỏng được theo Tôn Trung Sơn tham gia cách mạng.
Tháng 9/1914, Tống Ái Linh kết hôn với Tôn Tường Hi, vì thế đã không thể đảm nhận vai trò thư ký tiếng Anh cho Tôn Trung Sơn. Lúc đó Tống Khánh Linh liền chủ động đề xuất đảm nhận công việc này. Kể từ đây đã nảy sinh tình yêu bền chặt keo sơn giữa hai người đồng chí cùng chung chí hướng.
Năm 1915, Tôn Trung Sơn kết hôn với Tống Khánh Linh. Khi đó ông 49 tuổi, hơn người vợ mới cưới 27 tuổi, thậm chí người con cả của Tôn Trung Sơn là Tôn Khoa cũng lớn hơn Tống Khánh Linh 2 tuổi. Sự khác biệt lớn về tuổi tác không được chấp nhận theo quan niệm lúc đó, hơn nữa Tôn Trung Sơn còn có vợ con ở quê nhà. Gia đình họ Tống đã kiên quyết phản đối cuộc hôn phối này, thậm chí đã giam lỏng Tống Khánh Linh trong nhà.
Tuy nhiên, Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh vẫn không lay động và quyết tâm với tình yêu của mình. Tháng 9/1915, trước sự phản đối của nhiều người, Tôn Trung Sơn đã yêu cầu li hôn với Lư Mộ Trinh. Lư Mộ Trinh khảng khái bày tỏ: “Tôn tiên sinh đã bôn ba hải ngoại làm cách mạng, ngang dọc khắp nơi, tinh thần và thể xác đều đã rất mệt mỏi. Hiện nay có người chăm sóc lo liệu cuộc sống cho ông, tôi can tâm tình nguyện li hôn với ông”. Câu nói này của Lư Mộ Trinh đã xua đi rất nhiều tin đồn hoài nghi về Tôn Trung Sơn.
Lăng mộ Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh.
Sau khi kết hôn, Tống Khánh Linh luôn bên cạnh Tôn Trung Sơn và dốc toàn tâm toàn lực ủng hộ Tôn Trung Sơn về công việc, cuộc sống và tinh thần. Năm 1916, Viên Thế Khải xưng đế bất thành. Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh từ Nhật Bản trở về Thượng Hải, tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Một năm sau đó, Tôn Trung Sơn xuống Quảng Châu đảm nhận chức đại nguyên soái và triển khai “Phong trào hộ pháp”, tuy nhiên đã bị tập đoàn quân phiệt và giới chính khách phản bội, vì thế Tôn Trung Sơn phẫn nộ từ chức trở về Thượng Hải.
Năm 1921, Tôn Trung Sơn lại một lần nữa tới Quảng Châu đảm nhận chức đại tổng thống và triển khai “Phong trào hộ pháp” lần thứ hai. Tuy nhiên, do có chính kiến khác biệt với lãnh tụ quân chính Quảng Châu lúc đó là Trần Quýnh Minh, vì thế Trần Quýnh Minh đã khởi binh và gây ra sự kiện pháo kích vào phủ tổng thống.
Trước khi bị pháo kích, Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh đã nhận được mật báo, hai người kiên quyết nhường nhau đi trước, tự mình ở lại để đối phó. Khi hai người vẫn chưa quyết định được ai nên đi trước, Tống Khánh Linh đã nói một câu khiến Tôn Trung Sơn không thể không rời đi trước: “Trung Quốc có thể không có em, tuy nhiên không thể không có anh!”.
Sau khi Tôn Trung Sơn tháo chạy an toàn, cuộc pháo kích bắt đầu. Tống Khánh Linh thập tử nhất sinh, cuối cùng đã thoát khỏi trận pháo kích. Tuy nhiên, Tống Khánh Linh đang mang thai, do quá căng thẳng và mệt mỏi, đã bị sảy thai. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất Tống Khánh Linh mang thai. Từ đó trở đi, lòng bao dung và tinh thần đại nghĩa của Tống Khánh Linh đã làm thay đổi quan điểm của rất nhiều người trong Quốc Dân Đảng vốn trước kia từng phản đối cuộc hôn nhân của bà với Tôn Trung Sơn. Kể từ đó sự uy nghiêm của bà đã được nâng cao rất nhiều.
Sau sự kiện khởi binh của Trần Quýnh Minh, Tôn Trung Sơn bắt đầu xem xét khả năng hợp tác với Đảng Cộng sản. Tháng 1/1923, Tôn Trung Sơn và đại diện toàn quyền chính phủ Liên Xô gặp nhau tại Thượng Hải, chính thức thảo luận về sự hợp tác với Đảng Cộng sản. Tháng 1/1924, trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã tuyên bố thực hiện 3 chính sách lớn “liên Nga, liên cộng và giúp đỡ nông dân”, tiếp nhận sự trợ giúp của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô, cải tổ Quốc Dân Đảng.
Tháng 1/1925, Tôn Trung Sơn được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư gan. Trong thời gian này, Tống Khánh Linh luôn túc trực bên cạnh Tôn Trung Sơn. Mặc dù thần chí không còn minh mẫn, tuy nhiên Tôn Trung Sơn vẫn nói với Tống Khánh Linh: “Em không được đau khổ, tất cả những gì của anh tức là của em”. Tống Khánh Linh khóc và trả lời rằng: “Em chỉ yêu một mình anh, ngoài ra không yêu bất cứ thứ gì khác”.
Ngày 12/3/1925, Tôn Trung Sơn qua đời ở tuổi 59. Tống Khánh Linh tuân theo ý nguyện của Tôn Trung Sơn đã mai táng ông tại Chung Sơn (núi Chuông), Nam Kinh, lăng mộ được gọi là “lăng Trung Sơn”.
Tháng 11/1956, để tưởng nhớ Tôn Trung Sơn, chính phủ Trung Quốc đã cho xây dựng nhà tưởng niệm di tích lịch sử Tôn Trung Sơn tại thôn Thúy Hanh và nhà triển lãm dân cư thôn Thúy Hanh. Đến cuối những năm 1980, để bảo tồn và thể hiện phong cảnh diện mạo của thôn Thúy Hanh, chính quyền địa phương đã trưng dụng một số ngôi nhà cổ và mở rộng quy mô nhà tưởng niệm. Đến nay, thôn Thúy Hanh không còn hậu duệ mang họ Tôn chính gốc. Chương trình ủng hộ thương hiệu Việt của Tàng Thư Viện: