Bất Tử Chi Thần Chu Tước - Q.1 - Chương 1: Đô Thành Tam Lâu
Chương 1:Đô Thành Tam Lâu
Hoa Đào nở đẹp trong nắng xuân,người người ca hát sầu đêm muộn.
Hỏi nàng trinh nữ thương nhớ ai,mà sầu đêm vắng hoài thao thức.
Hỏi chàng thư sinh chong đèn sách,lá thư chàng viết gởi cho ai.
Hỏi chàng hiệp khách nhìn trăng sáng,ngọc bội trên tay chàng của ai.
Tiểu thư đêm khuya rồi không ngủ,mà còn ngóng trông gì trên cao.
Ái tình muôn sắc không người nhớ,chỉ sầu một nỗi sầu tương tư.
Giọng hát da diết,thê lương cất lên lời ca sầu não càng khiến cho cảnh sắc chiều tà vắng lặng giữa Đô Thành trở nên tịch mịch hơn rất nhiều.Ca nữ cất lên lời hát ngồi trên bục tầng một của tửu lâu Thiên Sầu là một cô nương mù cùng với lão đầu câm đàn đàn nhị là một trong những đặc sắc của Thiên Sầu.Thiên Sầu là một trong tam đại tửu lâu của Đô Thành,tọa lạc tại một nơi vắng vẻ hiếm hoi ở Đô Thành luôn náo nhiệt,phồn hoa này.Thiên Sầu là nơi thanh tao chỉ đón tiếp thi nhân sĩ tử,nếu sĩ tử nào đậu công danh và làm quan thì sẽ không bao giờ được bước vào Thiên Sầu trừ khi họ cáo lão từ quan.Đối lập với Thiên Sầu Thiên Kim lâu cách Thiên Sầu lâu 1 con phố và 1 con sông nhỏ,cũng là một trong tam đại tửu lâu của Đô Thành.Nghe tên gọi là có thể đoán được Thiên Kim lâu là nơi chỉ đón tiếp những người quyền quý giàu có.Những kẻ có tiền thích sa hoa.Đứng trên lầu Thiên Sầu là có thể thấy được Thiên Kim lâu ở phía bên kia và đứng ở phía bên kia Thiên Kim lâu cũng có thể thấy được Thiên Sầu lâu.
Tửu lâu thứ ba là Đô Thành đệ nhất lâu Thiên Nhất lâu.Thiên Sầu nổi tiếng nhất là rượu vì nhân gian thường có câu “Nhất Túy Giải Tiên Sầu” mà thiên và tiên cũng chỉ nhiều hơn một chữ cái mà thôi.Còn Thiên Kim lâu lại nổi tiếng vì thức ăn,vì người giàu có ở Đô Thành cũng không ngốc tuy giàu thì trọng sĩ diện nhưng cũng không thể vì sĩ diện giàu mà biến mình thành thằng ngu.Nên Thiên Kim lâu nổi tiếng là một trong những quán ăn tuyệt phẩm ít ỏi của Đô Thành.Nói tóm lại là chỉ cần có tiền thì có thể bước vào Thiên Kim lâu và chỉ cần là người đọc sách yêu thơ văn không có chức tước là có thể bước vào Thiên Sầu lâu.Nhưng Thiên Nhất lâu thì không phải vậy,muốn bước vào Thiên Nhất lâu không phải chỉ cần tiền mà là cần danh vọng và địa vị.Danh vọng và địa vị ở đây là có tiếng nói trong Đô Thành hoặc là trong thiên hạ,tốt xấu bất kể.Vì vậy các đại ác nhân trên giang hồ cũng có thể bước vào Thiên Nhất lâu nếu họ có cái gan đó.Rượu của Thiên Nhất ngon hơn Thiên Sầu và món ăn thì còn tuyệt mỹ hơn Thiên Kim lâu.Nhưng chỉ một lý do này thôi khiến cho hai chữ Thiên Nhất trở thành một trò cười và cấm kỵ của những người trong giang hồ.Thiên Nhất đụng vào một trong “Tam Cấm” của giang hồ.
Thật ra Tam Đại Tửu Lâu là sản nghiệp của hoàng tộc, khi nhìn thấy chữ Thiên trong tên của tam lâu là có thể nhận ra rồi. Bởi vì ở đại lục này từ xưa tới nay chữ Thiên là dành cho hoàng tộc, nhưng cũng có ngoại lệ có những người vẫn có thể dùng chữ Thiên nhưng họ là những môn phái,gia tộc lâu đời và hùng mạnh hoàng tộc muốn đối phó họ còn cần tính trước nghĩ sau rất là nhiều. Nhưng các thế lực này ‘vuốt mặt thì cũng nể mũi’ nên không một ai trong số họ đến Đô Thành làm loạn cả,và dù có đến thì cũng là con đường chết thôi.Đó là suy nghĩ khi xưa nhưng hiện tại thì có 1 thế lực đã thực sự xuất hiện ờ Đô Thành.Trước khi nói về thế lực này,thì chúng ta phải hiểu về lịch sử của tam lâu trước đã.Thật ra khi xưa Đô Thành chỉ có nhị lâu trước đó nữa là nhất lâu, tòa lau đầu tiên xuất hiện là Thiên Sầu lâu,vì hoàng đế khi ấy muốn gây dựng nên danh tiếng của Đô Thành là nơi mà Nho Giáo tụ hội.Nên người đã cho xây nên Thiên Sầu Thi Nhân.Rồi vài trăm năm sau một vị hoàng đế khác vì quốc khố thiếu hụt mà nghe theo bá quan văn võ xây nên Thiên Kim lâu nơi bù lại quốc khố khi thiếu hụt, Thiên Kim Vạn Bạc.Thật ra lúc xưa hai tửu lâu này không gần nhau đến vậy nhưng do thời cuộc thay đổi và gần đây nhất là Thiên Nhất lâu được xây dựng nên Thiên Kim lâu mới chuyển đến gần Thiên Sầu như vậy.Phải Thiên Nhất lâu là gần đây mới xây nên chính xác hơn là nữa năm trước.Khi Thiên Nhất lâu được đề bạt để xây thì đã gặp rất nhiều trở ngại từ các quan lại,sau đó rất nhiều mệnh quan triều đình nổi tiếng bị cắt chức lưu đầy xử trảm. Thì Thiên Nhất lâu mới được xây,sau khi nó được xây thì lại gặp rất nhiều dị nghị khi mà tam lâu hợp lại làm một tam giác nhọn mà đỉnh của nó hướng vào cảnh nội Đô Thành lại là Thiên Nhất lâu.Đại lục này rất tôn thờ tổ tiên và chữ hiếu nên việc sắp xếp tam lâu như thế được coi là bất hiếu không tôn trọng tổ tiên.Nhiều nhà nho danh tiếng tiên đoán đây là thời kỳ xế chiều của Thủy Quốc.
Đại lục này tên gọi là Tử Vân,phương pháp tu luyện là dùng võ và khí song tu những người tu luyện được gọi là Vũ giả chữ Vũ trong đây nghĩa là mưa ngụ ý rằng khi tu luyện đến cuối cùng có thề hô mưa gọi gió.Vũ giả chia làm tam cảnh Thiên Địa Nhân mỗi cảnh chia làm ba cảnh nhỏ Thiên Cảnh là khởi đầu của tu luyện gồm ba cảnh nhỏ là Tiên Thiên,Vọng Thiên,Đăng Thiên.Địa Cảnh là cảnh giới lớn thứ hai gồm ba cảnh nhỏ là Nhập Thổ,Phong Quan,Địa Sát.Cảnh cuối cùng là Nhân Cảnh gồm ba cảnh nhỏ là Hồng Trần, Nhân Sinh cuối cùng là Tiêu Dao hay còn gọi là Siêu Thoát.Đó là Cửu Cảnh Tiêu Dao của đại lục này.
Trở lại truyện chính,ở giữa lòng con sông chảy qua Đô Thành có một Vọng Nguyệt Đình.À nhắc đến con sông này thì nó có tên là Vạn Xuyên có nghĩa là 10000 con sông,con sông này là một con sông “nhỏ” theo cách nhìn của người dân trên Tử Vân đại lục.Con sông này dài hơn 10 ngàn cây số và khúc sông rộng nhất của nó chính là tại Đô Thành này rộng khoảng chừng 7 cây số.Ở đại lục này đất liền tuy không vô biên vô hạn nhưng muốn đi hết nó thì Tiêu Dao vũ giả cần trên 200 năm với vận tốc cực hạn bất kể đêm ngày,tại sao mọi người lại biết chuyện này ư ? Thật ra thì cũng vì chuyện này có thật và trở thành giai thoại khi trà dư tửu hậu của vũ giả.Truyện nói rằng có một Chí Tôn Tiêu Dao cảnh tò mò muốn biết đất liền rộng bao nhiêu,nên rỗi hơi bỏ ra hơn 200 năm phi hành sau khi bay xong thì Bạch Nhật Phi Thăng luôn không phải chết mà là phi thăng thật.Tuy nói đất rộng vô bờ nhưng hải vực mới vô biên vô hạn điều này được chứng thực qua hàng trăm hàng vạn người xuất phát đi hải vực hàng năm nhưng rất hiếm người trở về.Những người trở về điều là sau vài trăm năm nhưng họ nói họ vẫn chưa đi đến cuối cùng.Vị Chí Tôn bay 200 năm kia chỉ là bay theo rìa của đất liền và biển nên có thể nói chu vi của đất liền là bằng vận tốc tối đa của một Chí Tôn Tiêu Dao Cảnh mạnh nhất bay trong 200 năm.Những con sông trên đại lục này có chiều dài trung bình là 10 triệu cây số chiều rộng con sông mà nhân loại biết đến lớn nhất là 1000 cây số.
Vọng Nguyệt Đình là một trong các thánh cảnh nổi tiếng của Đô Thành nhưng chẳng có mấy người có thề đặt chân lên trên nó.Bởi vì muôn đặt chân lên người đó cần tu vi ít nhất là Địa cảnh Địa Sát đỉnh phong.(À Tam Tiều cảnh phân ra làm ba phần là sơ kỳ,trung kỳ,đỉnh phong.)Đó là yêu cầu thấp nhất không có ngoại lệ dù là yêu nghiệt hay thiên tài cỡ nào đi nữa thì cũng phải tới cảnh giới này mới có thể bước lên Vọng Nguyệt Đình của Đô Thành. Không chỉ cần tu vi,muốn bước lên Vọng Nguyệt còn cần khinh công bạch ngân cấp (Võ công chia ra ngũ phẩm là;Hắc Thiết; Thanh Đồng;Bạch Ngân;Hoàng Kim;Tinh Ngọc.) luyện đến đỉnh phong là yêu cầu thấp nhất .Nên có thể hiểu được vì sao rất ít người bước lên được.Ngày hôm nay Vọng Nguyệt Đình vẫn xinh đẹp như vậy thanh nhã cổ kính soi mình dưới dòng Vạn Xuyên trong veo,lấp lánh ánh mặt trời.Bỗng một tia sáng màu vàng chợt bay lên từ phía Thiên Kim lâu rồi rơi xuống Vạn Xuyên sau đó phóng nhanh về phía Vọng Nguyệt,vì so sông Vạn Xuyên cần tu vi và khinh công cao như thế để bước qua ? Đơn giản là vì khó những con sông khác nước dù chảy qua bao nhiêu hồ bao nhiêu sông thì vẫn là nước nhưng Vạn Xuyên thì khác nó vẫn giữ lại những đặc của những con sông nó chảy qua hay nói cách khác nước Vạn Xuyên chính là vạn xuyên nó không hòa vào nhau.Có lúc nước chỗ này chảy xiết nhưng chỗ kia thì chảy chậm,nước chỗ này như hàn băng vạn năm,nhưng chỗ kia thì như dung nham dâng trào,chỗ dính như keo chỗ mềm như bông,còn sát khí âm khí đủ mọi chủng loại.Vì thế nên cần khinh công cao để nhanh chóng bay qua cần nội lực mạnh để bảo vệ mình khỏi các khí tức trên sông.Vậy sông này chắc có chí bảo?Phải bất kỳ ai cũng biết nó có chí bảo thậm chí còn biết nó ở đâu nữa Thậm chí một đứa con nít chỉ cần biết nói của người phàm cũng có thề nói cho bạn chí bảo đó là Vọng Nguyệt Đình.Nhưng lại chẳng có ai lấy được dù là Tiêu Dao Cảnh đỉnh phong.
Tia sáng màu vàng đó phóng về phía Vọng Nguyệt Lâu một cách nhanh chóng,khi bước lên bậc thang Vọng Nguyệt thì tia sáng đó hiện rõ hình dạng.Đó là một người đàn ông trung niên mập mạp,khuôn mặt tròn mặc một bộ quần áo sa hoa màu vàng ánh kim.Cả người ông ta phát ra một thứ ánh sáng mang tên ‘Thần Tài’ và tên ông ta cũng có chữ Tài là Kim Phát Tài lâu chủ Thiên Kim lâu đời này,tu vi là Hồng Trần cảnh trung kỳ.Nhưng trong lâu đã ngồi sẵn một người mặc áo thư sinh đầu búi tóc cẩn cẩn nghiêm nghiêm ngồi bên bàn đá.Người đó xoay mặt lại nhìn Kim Phát Tài, đây cũng là một người đàn ông trung niên nhưng thân thể thon dài, râu dài mắt sáng ,cả người tỏa ra một hơi thở của Nho gia thánh hiền,tên ông ta có một chữ Lộc là Thư Lộc Sinh lâu chủ của Thiên Sầu lâu đời này,tu vi cũng là Hồng Trần cảnh trung kỳ.Hai người nhìn nhau một hồi:
-Ngươi tới sớm.
-Ngươi tới trễ
-Ta bận việc.
-Ta rãnh rỗi.
-Đóng cửa sớm.
-Đóng cửa trễ.
-Á
-À
-Ngụy quân tử.
-Tên lừa đảo.
-Ngươi muốn chết.
-Ngươi muốn chết.