Tóm tắt
Trong những năm 30 xuất hiện một thể loại văn xuôi gọi là Truyện đường rừng, là thể loại văn xuôi về đề tài miền núi,dưới hình thức phiêu lưu, kì ẩn, ma và thần; nói nôm na đó là những truyện chỉ có ở rừng, thuộc về văn hoá rừng Việt Nam. Nhiều tác giả văn xuôi thời kỳ này đã thử sức với thể loại mới mẻ này, tạo được dư luận rộng rãi và sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc ba miền Bắc, Trung, Nam như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nhất Linh, Hồ Dzếnh, Vũ Bằng, Lan Khai, Lý Văn Sâm…. Tuy nhiên cho đến nay, nhắc đến Truyện đường rừng người ta vẫn nhắc đến hai tên tuổi lớn là Lan Khai và Thế Lữ.
Với “Chiếc nỏ cánh dâu”, Lan Khai mở ra thế giới đầy bí ẩn của những tộc người khu vực miền núi phía Bắc, ẩn mình giữa núi rừng đại ngàn. Những anh hùng, người đẹp, những mối tình đẹp mà khắc nghiệt. Đối mặt với thú dữ, những cuộc cò măng chết chóc, những luật lệ bất cứ ai bước vào thế giới của họ đều phải tìm hiểu nếu không muốn nhận những mũi tên tẩm thuốc từ những chiếc nỏ chết chóc. Dù yêu hay ghét họ đều đẩy cảm xúc lên tới tột bực…
Lần đầu tiên Lan Khai được xuất bản lại. Những chuyện ông viết từ năm 1940 mà như mới hôm qua.